Theo thống kê, mỗi người dùng TikTok trung bình dành 89 phút mỗi ngày để sử dụng nền tảng này. Với nhiều người thì con số này chỉ đơn giản là thời gian mà họ bị cuốn vào những nội dung hay ho trên TikTok. Thế những, đối với các doanh nghiệp, đây chính là tiềm năng tạo ra sự chú ý cho khách hàng và để phát triển kinh doanh của họ.
Vậy làm thế nào có thể tận dụng 89 phút mà người dùng dành ra hằng ngày cho TikTok này để phục vụ cho hoạt động định vị thương hiệu cho doanh nghiệp? Đương nhiên, câu trả lời sẽ là cung cấp cho người xem những nội dung hấp dẫn để giữ chân họ trước tiên rồi sau đó mới lồng ghép các yếu tố liên quan đến thương hiệu. Hãy cùng LMCGR tìm hiểu những ý tưởng tuyệt vời cho nội dung TikTok để lôi kéo sự chú ý của người xem đến với kênh của bạn.
Những ý tưởng nội dung TikTok cho mọi doanh nghiệp
1. Chia sẻ hoạt động thường ngày
LMCGR - Chia sẻ hoạt động thường ngày
Các video về thói quen hàng ngày cung cấp cho người xem thông tin chi tiết về cách thức thực hiện công việc tại doanh nghiệp của bạn. Nội dung này chia sẻ các quy trình làm việc và khiến cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở nên sống động. Đây có thể là một cách thú vị để xây dựng kết nối thông qua hình ảnh hậu trường của việc sản xuất ra một sản phẩm. Người xem sẽ hiểu hơn về doanh nghiệp, tìm thấy sự gắn kết và tin tưởng hơn vào những gì mà bạn cung cấp.
2. Phản ánh giá trị thương hiệu
Loại nội dung này hoạt động tốt nhất trên phương tiện truyền thông mạng xã hội và có chỉ số ROI cao thứ 3 trong bảng xếp hạng các nền tảng. Hơn bao giờ hết, khách hàng cũng quan tâm đến lí do mà các doanh nghiệp được ủng hộ và sử dụng những yếu tố này như một chất xúc tác trong quyết định mua hàng của họ. Do đó, chia sẻ giá trị thương hiệu trên TikTok là một cách có giá trị để kết nối với người xem. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu hút được nhiều khách hàng có sự chú ý đến với những gì mà mình cung cấp.
3. Làm nổi bật đội ngũ nhân sự
LMCGR - Làm nổi bật đội ngũ nhân sự
Nhân viên thể hiện bộ mặt cho doanh nghiệp và cho khán giả thấy những người đứng sau các sản phẩm và dịch vụ mà họ yêu thích. Loại nội dung này giúp nhân cách hóa doanh nghiệp của bạn và chia sẻ cái nhìn thú vị về hoạt động kinh doanh.
4. Khiến người xem quen với những vấn đề liên quan tới doanh nghiệp
Bạn có thể chia sẻ mọi thông tin liên quan đến ngành nghề và thị trường mặt hàng hay dịch vụ mà bạn đang kinh doanh. Nếu bạn đảm bảo được nguồn thông tin của mình có giá trị, kênh TikTok của bạn sẽ lấy được sự tin cậy của người xem và họ sẽ liên tục quay lại để theo dõi các nội dung của bạn.
5. Chiến dịch quảng bá sản phẩm
Việc đưa các chiến dịch giới thiệu sản phẩm lên TikTok sẽ giúp doanh nghiệp tạo được sự hứng thú cho người xem. Người xem sẽ tò mò về những nội dung tiếp theo liên quan đến sản phẩm và có thể quay lại kênh của bạn để tìm kiếm những video tiếp theo. Lời khuyên dành cho các nhà bán hàng khi sử dụng ý tưởng này là hãy kết hợp những hiệu ứng âm thanh hay hashtag thịnh hành để khả năng hiển thị video được cao hơn.
6. Chia sẻ câu chuyện kinh doanh độc đáo
Những video này đại diện cho những điều mà khách hàng đang tìm kiếm ở doanh nghiệp của bạn. Ví dụ: nhu cầu khách hàng, câu chuyện kinh doanh thành công, giải thích vòng đời của sản phẩm hoặc tin tức về ngành đều liên quan đặc biệt đến doanh nghiệp của bạn và những gì bạn cung cấp.
7. Trả lời câu hỏi của khán giả
Nội dung này được dùng để kết nối với khán giả và xây dựng mối quan hệ. Người dùng TikTok thường đặt câu hỏi bất cứ lúc nào, tại bất kì video nào. Vì vậy, bạn có thể duyệt qua phần bình luận và tạo những video trả lời. Ưu điểm của việc này là bạn sẽ hiểu rõ hơn về những rắc rối của khách hàng đối với doanh nghiệp. Nếu thấy các câu hỏi giống nhau lặp đi lặp lại, chắc chắn đó chính là phần thông tin mà doanh nghiệp còn chưa làm rõ với khách hàng.
8. “Khoe” sản phẩm
Khán giả chỉ cần xem những loại video này, họ sẽ hiểu rõ hơn về sản phẩm. Thay vì phải đọc hướng dẫn sử dụng hay tìm hiểu các hình ảnh sản phẩm, người xem chỉ cần xem những video về việc sử dụng mặt hàng và làm theo.
9. Hợp tác với những người có sức ảnh hưởng
KOL hay KOC là những người đã có được niềm tin của một lượng người xem nhất định. Chính vì thế, việc kết hợp với những người có tầm ảnh hưởng cũng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn gia tăng độ uy tín và xây dựng một cộng đồng người theo dõi ổn định trên TikTok. Mối quan hệ giữa nhãn hàng và người có tầm ảnh hưởng là bằng chứng xã hội đối với người tiêu dùng và khiến họ đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn kĩ lưỡng những KOL hay KOC sao cho những người này phù hợp với tiêu chí mà doanh nghiệp hay sản phẩm kinh doanh đang hướng tới.
10. Tiết lộ nguồn gốc của thương hiệu
Tương tự với việc chia sẻ về đội ngũ nhân sự, kể về hành trình hình thành của thương hiệu sẽ nhân cách hoá mô hình kinh doanh và kết nối với người xem. Ngoài ra, điều này còn đưa cho khán giả một cái nhìn toàn cảnh về quá trình tạo dựng thương hiệu, lí giải vì sao bạn có được ngày hôm nay, tại sao thương hiệu lại nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Hơn nữa, những người cũng đang mong muốn bắt đầu kinh doanh cũng có thể được truyền cảm hứng từ những dạng nội dung như thế này.
11. Tái hiện quy trình sản xuất trên video
LMCGR - Tái hiện quy trình sản xuất trên video
Bằng việc tạo ra những nội dung quy trình sản xuất, người xem sẽ thấy được cách hình thành nên một sản phẩm mà họ quan tâm. Nó cũng thể hiện sự chăm chỉ, tận tâm, và cẩn thận khi tạo ra những gì bạn cung cấp, cam kết mang lại giá trị cho khách hàng của bạn.
12. Sử dụng hiệu ứng âm thanh thình hành và hashtag
Video được tăng độ hiển thị nhờ cách này và từ đó, thương hiệu có khả năng cải thiện độ nhận diện tốt hơn. Khi người xem truy cập vào những nội dung có sử dụng một âm thanh hay hashtag nào đó, rất có thể họ sẽ chọn xem video của bạn rồi tham khảo những gì mà bạn đang kinh doanh.
13. Song ca và ghép video
Sử dụng tính năng có sẵn của TikTok là một hành động đơn giản nhưng hiệu quả với chủ kênh. Song ca hay ghép đôi với những video mở tính năng này cho phép nhà bán hàng có thêm những tương tác với nhiều người xem mới. Và đôi khi, trong số những người xem này sẽ có những người quan tâm tới sản phẩm mà bạn cung cấp và thực sự trở thành khách hàng.
Kết luận
Và đó là 13 ý tưởng phát triển nội dung cho doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng TikTok. Hiện nay 52% các nhà kinh doanh và Marketer sử dụng TikTok làm đòn bẩy cho hoạt động kinh doanh của họ. Do đó, chúng tôi hi vọng rằng, bạn không bỏ lỡ cơ hội này và có thể nhanh chóng vận dụng những gợi ý trên cho định hướng nội dung trên kênh.
Nếu có bất cứ câu hỏi nào về xây dựng và phát triển gian hàng Tiktok Shop, đừng ngần ngại liên hệ ngay với LMCGR qua website hoặc fanpage để được tư vấn.